Công bố lịch nghỉ hè chính thức của học sinh các tỉnh thành cả nước: Hà Nội nghỉ muộn nhất

Bộ GD đã có quyết định chính thức về lịch nghỉ hè của học sinh trên cả nước. Ngày kết thúc năm học và ngày nghỉ hè ở mỗi địa phương có thể chênh lệnh nhau một vài ngày, không đáng kể.

Cụ thể về quy đinh này đã được đăng tải trên báo chí chính thống,

Theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo về khung thời gian năm học 2023-2024, lịch nghỉ hè 2024 của học sinh là trước ngày 31/5 tới.

Theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2023 -2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2024 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024. Bên cạnh đó, xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2024. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2024.lịch nghỉ hè năm 2024

Đã có lịch nghỉ hè năm 2024, ảnh: DSD

Trong trường hợp đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh phải nghỉ học, Bộ GD & ĐT cho biết, khung thời gian năm học của Bộ là 37 tuần, trong khi chương trình học được thiết kế chỉ 35 tuần. Như vậy, các địa phương, nhà trường có thể sử dụng quỹ thời gian này và thời gian kéo dài năm học để bố trí dạy học bù trong trường hợp đặc biệt.

Dưới đây là lịch nghỉ hè chi tiết của học sinh 63 tỉnh, thành:lịch nghỉ hè năm 2024lịch nghỉ hè năm 2024lịch nghỉ hè năm 2024

Vậy là đã có lịch nghỉ hè cụ thể rồi. Các bố mẹ và các em học sinh có thể dựa vào đó để lên kế hoạch sớm cho mùa hè sắp tới. Nhiều người lúc này đang đặt ra câu hỏi là nên cho trẻ làm gì trong những ngày hè để có ý nghĩa và thêm những trải nghiệm mới.

Dưới đây là một số gợi ý hay mà các bố mẹ có thể tham khảo để lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi cũng như hoàn cảnh gia đình, sở thích cá nhân của trẻ.hình ảnh

Trẻ háo hức với những trải nghiệm ở quê nhà, ảnh: DSD

– Nghỉ hè có thể cho trẻ về quê, trải nghiệm cuộc sống ở quê và thêm gắn bó với người thân, họ hàng

Trẻ ngày nay phần lớn sống ở thành phố với bố mẹ. Dịp nghỉ là thời điểm tốt để cho trẻ về quê. Cuộc sống mới lạ, gần gũi với thiên nhiên cũng là trải nghiệm rất tốt với trẻ đang ở độ tuổi phát triển.

Một  phụ huynh thường cho con về quê (ở Quảng Ninh) dịp nghỉ hè đã chia sẻ lại cảm nhận như sau: ‘Về quê, con được sống với không gian thật rộng mở, đường quê vắng vẻ. Nhà ai cũng to, có sân vườn rộng. Điều con thích nhất là có nhiều anh chị để chơi, trò chuyện và những buổi cùng các anh chị đạp xe đạp đi loanh quanh trong thị xã. Con còn được các cô chú đưa đi thăm vịnh Hạ Long, ra cả huyện Vân Đồn chơi.

Mùa hè năm ấy mãi là ký ức rất vui, rất đẹp trong cuộc đời con. Con cảm thấy tự tin hơn khi có thể tự đi một chuyến xa như vậy. Con cũng biết và có tình cảm nhiều hơn với các cô bác, anh chị em họ hàng của mình… Năm nay, theo kế hoạch, bé nhỏ nhà chị cũng sẽ có một mùa nghỉ hè trải nghiệm như vậy’.hình ảnh

Dạy trẻ việc nhà giúp con có cuộc sống tự lập và hạnh phúc, ảnh: DSD

– Nghỉ hề có thể là thời điểm lý tưởng để cho bé trải nghiệm làm việc nhà

Nhiều người cho rằng con gái mới cần làm việc nhà, nhưng thực tế gái hay trai đều cần phải biết làm việc nhà. Biết làm việc nhà con mới biết chăm sóc chính bản thân và biết giúp đỡ người khác.

Nhiều gia đình có người giúp việc và cũng không chú ý đến việc dạy con làm việc nhà nên khi trẻ lớn “ngại” làm việc nhà và khi trưởng thành sẽ rất lúng lúng và thật khó khăn khi nấu bữa ăn cho mình.

Giờ nhà ai cũng có máy giặt, nhưng nhiều bố mẹ vẫn sẽ dạy con giặt tay vì sau này lỡ con ở một nơi nào đó không có máy giặt con vẫn tự giặt được quần áo. Ngoài ra, cũng nên dạy con nấu ăn để con có thể nấu được những món đơn giản.hình ảnh

Đọc sách để tạo thói quen tốt, ảnh: DSD

– Nghỉ hè nên cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động xã hội mà trong năm học không có cơ hội

Nghỉ hè bố mẹ nên hướng dẫn trẻ bước ra khỏi khoảng trời nhỏ trên sách giáo khoa, đưa trẻ bước vào trong đời sống xã hội bằng cách ghi chép lại hoặc chụp ảnh, quay lại những việc thú vị trong xã hội, thúc đẩy trẻ khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ hơn.

Các cách ghi chép ngoài sử dụng hình ảnh minh họa, ngôn từ… ra cũng có thể lựa chọn sưu tập vào một chủ đề nào đó, ví dụ tập hợp các loại lá cây, vỏ sò, các loại đá khác nhau, ghi chép lại toàn bộ tên, thời gian kèm theo hình ảnh rõ ràng để minh chứng.

– Một gợi ý thú vị là có thể hướng dẫn trẻ đọc thuộc một truyện cổ tích hoặc câu chuyện  thực tế, phối với biểu diễn với người nhà hoặc bạn đồng lứa

Biểu diễn là một hoạt động thăng hoa để trẻ đào sâu sự cảm thụ và lý giải đối với nội dung câu chuyện. Cách “gia đình diễn kịch” này giúp trẻ  tập luyện khả năng diễn đạt qua hành vi, trau dồi tình cảm nghệ thuật, có tác dụng khích đẩy tình cảm rất tốt.

Quá trình biểu diễn có thể tiến hành tuần tự, từ phân vai đọc tới phối hợp với âm nhạc, đợi đến khi trẻ thuộc lòng cốt truyện xong mới thêm vào hát, nhảy hoặc các trò biểu diễn khác. Bố mẹ hoặc người nhà có thể hòa nhập tham gia vào trong kịch qua cách hoàn thiện cốt truyện, phân vai biểu diễn, phối hợp âm nhạc.

Nguồn: webtretho

Recommended For You

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *