Bác sĩ viện K liệt kê 6 thực phẩm ‘kích hoạt’ tế bào K: Vô tư ăn chỉ tốn tiền đi viện

Việc ăn uống có liên quan rất nhiều tới sức khỏe của chúng ta. Bởi vậy, mọi người nên cân nhắc trước khi sử dụng bất cứ loại thức ăn nào vì nó có thể gây ra những tác động tiêu cực.

Mình vừa đọc trên báo thấy Ths. BS Hà Vũ Thành (Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K) chia sẻ về khối u ác tính. Theo đó, thói quen ăn uống hoàn toàn có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, vị bác sĩ này cũng liệt kê ra những thực phẩm có thể kích hoạt tế bào K ‘ngóc đầu’ dậy hoạt động sôi nổi.

Thông tin cụ thể, mình để bên dưới nha.

Đầu tiên, các loại hạt bị nấm mốc

Các loại hạt như gạo, lạc, vừng… rất dễ bị nấm mốc nhưng không ít người sẽ tận dụng ăn tiếp chứ không bỏ đi vì tiếc của. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều cơ quan khác đã xác định: Các loại nấm mốc phát triển trên các loại hạt là tác nhân gây K. Nguyên nhân là vì chúng chứa độc tố có thể gây đột biến gen.

Bác sĩ viện K liệt kê 6 thực phẩm 'kích hoạt' tế bào K: Vô tư ăn chỉ tốn tiền đi viện

Hạt lạc mốc có chứa độc tố. Ảnh minh họa, nguồn: KT

Có hàng trăm loại nấm mốc khác nhau, song các loại phổ biến gây hại cho sức khỏe con người gồm: aflatoxin, ochratoxin A, patulin, fumonisin, zearalenone, nivalenol hoặc deoxynivalenol.

Afaltoxin là một trong những độc tố nấm độc nhất. Ăn nhiều chất này có thể gây ngộ độc cấp tính, tổn thương gan và nguy hiểm đến sự sống. Afatoxin có thể gây độc cho gen, khiến ADN bị tổn thương và gây K gan ở người.

Ochratoxin A độc hại với con người vì nó có khả năng làm tổn thương thận, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và hệ thống miễn dịch. Chất độc này đã được chứng minh là có thể gây K thận ở động vật.

Patulin có thể gây ngộ độc cấp tính, tổn thương gan, lá lách, thận và cực hại hệ miễn dịch ở động vật. Với người, nó gây buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa. Mặc dù chất này chưa được chứng minh gây K nhưng đã được xác định là chất gây độc cho gen.

Các món cổ truyền muối mặn

Đứng thứ 2 trong danh sách này là các món dưa chua, cà muối, cá mắm, hành muối… Ăn càng nhiều những thực phẩm này từ nhỏ thì nguy cơ bị K sau này càng lớn. Lý do là vì trong đồ muối chưa thường chứa nhiều nitrit. Việc ăn vào cơ thể có thể dẫn tới K dạ dày. Đồng thời, nó còn làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tai biến về tim mạch và mạch máu não.

Thứ 3: Ăn quá nhiều thịt đỏ

Trang Cancer Research của Anh cho biết: Người ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn từ 4 lần/tuần có nguy cơ mắc K cao hơn. Theo đó, các loại hóa chất trong thịt đỏ làm suy yếu hoạt động của tế bào và tăng nguy cơ xuất hiện khối u. Chất haem là một sắc tố đỏ tự nhiên trong thịt đỏ. Chất này có thể khiến tế bào bị suy yếu, vi khuẩn trong cơ thể sản xuất ra hóa chất độc hại, tăng nguy cơ bị K.

Không chỉ thế, nitrat và nitrit thường được dùng để giữ cho thịt được tươi ngon lâu hơn. Khi chúng ta ăn thịt đỏ cấp đông, bảo quản lâu nitrit có thể chuyển đổi thành hợp chất gây K.

Khi nấu ở nhiệt độ cao, amin dị vòng và amin đa vòng sẽ được sản sinh. Chúng có thể làm hỏng tế bào trong ruột.

Vì thế, các bác sĩ ở Anh khuyến cáo: Người ăn nhiều thịt đỏ nên cắt giảm, chỉ ăn tối đa 70g/ngày. Ăn càng ít thịt đỏ, nguy cơ bị bệnh hiểm nghèo càng thấp.

Bác sĩ viện K liệt kê 6 thực phẩm 'kích hoạt' tế bào K: Vô tư ăn chỉ tốn tiền đi viện

Đừng ăn đồ ăn quá nóng. Ảnh minh họa, nguồn: Eva

Thứ 4: Rượu

Rượu không trực tiếp gây ung thư nhưng theo nghiên cứu, nó có tác động tới khả năng mắc khối u ác tính, tùy từng loại nhất định. Theo ghi nhận, rượu bia khiến mô cơ thể bị tổn thương. Nó hoạt động như một chất kích thích nhất là ở khoang miệng và hầu họng. Các tế bào bị tổn thương do rượu cố gắng tự sửa chữa. Điều đó có thể gây ra tình trạng biến đổi DNA và tăng nguy cơ tiến tới K.

Bên cạnh đó, rượu còn có thể tạo điều kiện cho hóa chất độc hại dễ dàng thâm nhập vào các tế bào lót ở hệ tiêu hóa trên. Đó là lý do vì sao tỷ lệ người bị K vùng miệng họng do hút thuốc, uống rượu lại cao hơn hẳn những người chỉ hút thuốc hoặc uống rượu.

Mặt khác, rượu còn ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, những người hay sử dụng rượu có lượng folate thấp hơn hẳn. Folate thấp là yếu tố nguy cơ gây K vú và đại tràng. Ngoài ra, loại đồ uống này còn có thể làm tăng nồng độ estrogen. Từ đó, tăng nguy cơ bị K vú.

Tổ chức Nghiên cứu Ung thư thế giới mới đây đã công bố: Rượu là nguyên nhân gây ra 7 căn bệnh K gồm khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và vú ở nữ giới.

Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh như xúc xích, dăm bông, thịt nướng… được xếp ở vị trí thứ 5. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng: Phụ nữ ăn nhiều thức ăn nhanh có nguy cơ bị K tăng 10% so với người không ăn, dù rằng họ không hề bị béo phì.

Những người thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh thì nguy cơ bị K đường tiêu hóa cao hơn hẳn.

Cuối cùng, thực phẩm nấu nóng

Đồ ăn ấm nóng tốt cho sức khỏe nhưng nếu là nóng ở mức vừa phải, nhất là vào mùa đông. Bởi, nếu thường xuyên sử dụng đồ ăn quá nóng có thể khiến tế bào thực quản bị biến đổi và dễ xuất hiện khối u. Nguyên nhân là do nhiệt độ cao khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương.

Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thức ăn tầm 50 – 65 độ C để miệng và thực quản dễ thích ứng.

Nguồn: WebTreTho

Recommended For You

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *